Chống quân Mông Nguyên Lý Long Tường

Vào năm 1225, dưới triều vua Cao Tông (trị vì từ 12131259), vị vua thứ 23 của nhà Cao LyĐế quốc Mông Cổ gởi sứ giả đến Cao Ly yêu cầu cống nộp nhưng Cao Ly từ chối, đồng thời còn giết chết sứ giả của Mông Cổ là Trứ Cốc Dư (Chu-ku-yu - 箸告與).

Năm 1232, Đại hãn Oa Khoát Đài đem quân tiến đánh Cao Ly bằng hai đường thủy bộ. Về đường thủy, quân Nguyên Mông vượt biển tiến đánh tỉnh Hoàng Hải nhưng bị Lý Long Tường lãnh đạo tướng sĩ, gia thuộc và quân dân địa phương đẩy lui. Khi ra trận, ông thường cưỡi ngựa trắng đôn đốc quân sĩ, nhân dân gọi ông là Bạch Mã Tướng quân (白馬將軍).

Năm 1253, Đại hãn Mông Ca lại đem quân đánh Cao Ly lần thứ hai. Quân Nguyên Mông do Đường Cơ chỉ huy tấn công Hoàng Hải cả đường thủy lẫn đường bộ. Lý Long Tường lãnh đạo quân dân trong vùng chống trả quân Nguyên Mông suốt 5 tháng ròng bằng binh pháp của Đại Việt do ông truyền dạy. Sau chiến công này, Vua Cao Ly đổi tên Trấn Sơn thành Hoa Sơn, phong Lý Long Tường làm Hoa Sơn Tướng Quân. Nơi quân Nguyên Mông đầu hàng gọi là Thụ hàng môn (受降門) và Vua Cao Ly cũng cho lập bia tại đây để ghi công ông (di tích này hiện nay vẫn còn).

Thụ hàng môn

Khi mất, ông được chôn tại chân núi Di Ất, gần Bàn Môn Điếm bây giờ. Thời gian sống ở Hoa Sơn, Lý Long Tường thường lên đỉnh núi ngồi trông về phương Nam mà khóc, nơi ấy gọi là Vọng quốc đàn.

Ngày nay trên đại lộ từ phi trường Kimpo về thủ đô Hán Thành, du khách được chiêm ngưỡng pho tượng Bạch Mã Tướng Công do chính phủ Hàn Quốc xây dựng từ thập niên 1960.

Một vài tờ báo hải ngoại phong đùa ông là "Ông tổ tị nạn" hay "Ông tổ thuyền nhân". Hậu duệ họ Lý dòng dõi Lý Long Tường có khoảng hơn 600 người.